Anh Lâm, nghệ nhân đồ da, người có kinh nghiệm 20 năm làm đồ da đã trực tiếp thực hiện quy trình này trước các khách mời. Anh chia sẻ, mỗi chiếc túi da kiểu dáng đơn giản chỉ mất khoảng một ngày rưỡi để hoàn thành, bao gồm các công đoạn thủ công lẫn may máy. Tuy nhiên, người thợ thì phải mất khoảng năm, sáu năm để thực hiện được tất cả công đoạn một cách thành thạo.
Dù các mặt hàng giả da được sản xuất hàng loạt đang chiếm lĩnh thị trường, sản phẩm thủ công vẫn có sức hút riêng với phái đẹp, từ người có cá tính đến người muốn thể hiện đẳng cấp và sự sành điệu.
Anh Lâm chia sẻ, da bò vẫn chiếm áp đảo trong thị trường thời trang vì đặc tính mềm mại, thanh lịch và giá rẻ, tiếp đến là da nai, da cá sấu. Trong đó, quy trình sản xuất da cá sấu là phức tạp nhất. Vì vậy, các hãng chuyên sản xuất da trên thế giới đã chế tạo ra loại da nai tổng hợp bên cạnh da bò. Loại này giống đến 99% da nai thật từ bề ngoài cho đến cảm giác khi sờ vào.
Không phải mảnh da nào cũng giống nhau. Để có một sản phẩm chất lượng, người thợ lành nghề phải có những bí quyết riêng để chọn được miếng da đẹp và trơn láng nhất trong cả khúc vải đã qua xử lý. Sau đó là công đoạn cắt da dựa theo khuôn rập bằng giấy cứng.
Một mảnh của chiếc túi sau khi được cắt bằng loại dao làm từ thép Nhật Bản.
Người thợ tiếp tục cắt nhiều mảnh da tương tự để ghép lại thành chiếc túi.
Sau khi cắt, anh Lâm tiến hành công đoạn đục lỗ trước khi may tay. Công đoạn này đòi hỏi sự lành nghề, khéo léo của người thợ để tránh vết xước, nhàu nhĩ trên bề mặt da.
Vì nhiều loại da rất cứng và dày, kim tay không thể xuyên qua được nên người thợ thường sẽ xử lý bằng cách vạt mỏng nó trước.
Mặt trước của chiếc túi sau khi xử lý xong.
Sau đó, anh Lâm lại tiếp tục dán ghép các mảnh vải da bằng keo chuyên dụng. Công đoạn này mất khoảng ba tiếng để chờ keo khô và bo lại cho các đường viền phẳng phiu hoàn toàn.
Phần thân và nắp được định hình hoàn chỉnh, sau đó đem đi may bằng máy dựa trên phần khung đã được dán cố định sẵn. Đây là công đoạn duy nhất không thực hiện bằng phương pháp thủ công.
Kết thúc quy trình, anh Lâm dùng một cây kim loại cố định phần thân túi.
Chia sẻ lý do phải làm bằng tay thay vì máy, anh đưa ra một mảnh vải được may máy và chỉ ra những vết hằn, dấu kim rất nhỏ nằm trên thân vải. “Với chất liệu da thật, nếu may bằng máy sẽ gặp những hạn chế về mặt thẩm mỹ như thế”.
Chiếc túi xách hoàn thiện được hai người mẫu trình diễn trên sàn catwalk.
Quy trình làm túi da thủ công, đồ da handmade thực ra cực kỳ đơn giản,nhưng không phải ai cũng có thể làm được chiếc túi da hoặc ví da có hồn như những người mẫu đang trình diễn. Thế mới nói, nghệ nhân mới là người làm nên cái đẹp vĩnh hằng.
Quý khách vui lòng tham khảo thêm các mẫu bằng da cao cấp được WT Leather cập nhật tại đây: http://wtco.com.vn/san-pham/san-pham-p0-c0